Các phương pháp và mẹo học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu
Bạn mới làm quen với tiếng Anh giao tiếp nhưng chưa biết nên bắt đầu học từ đâu? Bạn chưa tìm thấy phương pháp học tập phù hợp với bản thân mình? Khả năng tiếng Anh giao tiếp của bạn vẫn mãi “giậm chân tại chỗ”? Vậy những phương pháp và mẹo học tiếng Anh giao tiếp cực hay và thiết thực dưới đây chắc chắn là dành cho bạn. Đửng bỏ lỡ!
Xem thêm:
1. Phương pháp học tiếng anh giao tiếp cho người mới bắt đầu hiệu quả
Phương pháp luyện phát âm
Nếu bạn muốn giao tiếp tiếng Anh tốt, trước tiên hãy đảm bảo bạn đang phát âm chuẩn. Tiếng Anh có 44 âm tiết cơ bản được chia theo bảng phát âm IPA. Hiện nay, bảng phát âm IPA là bảng phiên âm quốc tế phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong quá trình giảng dạy tại nhiều cơ sở giáo dục đào tạo uy tín như British Council…
Tiếng Anh là ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Chính vì vậy, cách phát âm, đặt lưỡi, mở khẩu hình miệng cũng sẽ khác. Vì thế, bạn cần luyện tập phát âm chuẩn 44 âm tiết cơ bản trong tiếng Anh nhằm luyện tập khẩu hình gần giống nhất với người bản ngữ. Sau khi thành thạo từng âm tiết, bạn có thể bắt đầu luyện tập từng từ, từng câu đơn tiếp đến lần lượt luyện sang những câu dài hay đọc văn bản… Hiện nay, Youtube là nguồn học liệu miễn phí với nhiều kênh luyện phát âm của người bản ngữ rất hữu ích. Bạn có thể tìm hiểu và bắt chước theo cách phát âm để nói và giao tiếp chuẩn chỉnh hơn.
Luyện phát âm là quá trình tương đối khó, đòi hỏi sự khổ luyện trong thời gian dài khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng. Tuy nhiên, nếu bạn phát âm sai ngay từ đầu, điều đó sẽ trở thành thói quen khó sửa. Về sau muốn sửa lại cũng rất khó khiến bạn càng cảm thấy chán nản và muốn từ bỏ việc học tiếng Anh hơn.
Để kiểm tra phát âm có nhiều cách, chẳng hạn như, bạn nghe băng và nói lại, lắng nghe cách phát âm của mình có giống hay không. Ngoài ra, hiện nay có nhiều app luyện phát âm cơ bản bạn có thể tải về miễn phí như Native Talk, Elsa Speak, Hi Native… Chỉ cần 10-15 phút mỗi ngày, bạn đã có thể cải thiện phát âm của mình hiệu quả mà không cần đến các trung tâm đăng ký vào các khóa học đắt đỏ rồi.
Phương pháp bổ sung vốn từ vựng
Đừng cố học cả cuốn từ điển vì trong đời sống hàng ngày và công việc, chúng ta chỉ dùng đến chủ yếu 5000 – 7000 từ vựng cơ bản. Đặc biệt là khi bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh, việc nhồi nhét quá nhiều từ vựng sẽ khiến bạn bị loạn, phản tác dụng. Vì vậy, cách để việc học từ vựng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn chính là phân loại từ thành các nhóm từ mới. Hãy chọn học các nhóm từ thông dụng nhất, thường xuất hiện trong các mẫu hội thoại, giao tiếp sau đó mới tập làm quen với các từ khó.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn học các từ theo chuyên ngành, lĩnh vực làm việc như Công nghệ thông tin, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, hàng không… Với cách chia thành nhóm từ này, bạn có thể dễ dàng áp dụng từ theo ngữ cảnh cũng như trong công việc.
Để học từ mới có rất nhiều cách. Bạn có thể viết giấy nhớ dán ở những vị trí dễ nhìn trong nhà hoặc viết đi viết lại nhiều lần, chêm từ khi nói… Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào, bạn cũng cần sử dụng thường xuyên các từ đã học. Bởi theo nghiên cứu, chỉ khi bạn nhìn thấy một từ hơn 30 lần, bạn mới có thể đưa nó vào trong trí nhớ dài hạn của mình.
Bên cạnh đó, việc học từ mới cũng không thể nóng vội, càng học nhiều càng quên nhiều. Vì thế bạn cần có kế hoạch cụ thể khi học từ. Chẳng hạn như mỗi ngày dành ra 1-2 tiếng học tiếng Anh, trong đó 30 phút đầu dùng để học lại các từ cũ và 30 phút sau để học thêm từ mới. Mỗi ngày lặp lặp như vậy, bạn sẽ tích lũy được một vốn từ vựng kha khá đấy.
Phương pháp học chắc ngữ pháp tiếng Anh
Để giao tiếp tiếng Anh, bạn cần phải có bốn ngữ pháp nằm ở mức khá. Trên thực tế, việc học ngữ pháp tiếng Anh không khó nhưng lại đòi hỏi bạn phải tập trung và dụng tâm học tập.
Bạn có thể áp dụng nguyên lý 80/20 trong quá trình học tập. Nguyên lý 80/20 được giải thích là 80% những gì bạn đạt được đều xuất phát từ 20% những cái quan trọng. Ứng dụng vào việc học tiếng Anh giao tiếp, bạn sẽ thấy chú trọng vào học 20% ngữ pháp cơ bản như 12 thì, mệnh đề quan hệ, cấu trúc so sánh… Và 20% này là tiền đề để phát triển 80% còn lại bao gồm những ngữ pháp khó và phức tạp hơn.
Khi đã nắm được ngữ pháp, bạn cần luyện tập thật nhiều thông qua các bài tập. Đây là cách giúp bạn không chỉ học lâu, nhớ sâu mà còn có thể rút kinh nghiệm từ các lỗi sai thường gặp. Càng làm sai và sửa lại, rút kinh nghiệm thì bạn càng nhanh hiểu và nhớ ngữ pháp Tiếng Anh. Ngoài ra, để học lỗi sai này thì có một trang web, cho phép người dùng sửa các lỗi sai của người khác và người khác sửa lỗi sai của mình. Khi đó, việc học ngữ pháp tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể củng cố ngữ pháp qua việc chơi game tiếng Anh, đọc sách, xem phim cũng như các chương trình yêu thích. Phương pháp kết hợp việc học và chơi này giúp bạn giảm bớt áp lực trong quá trình học tập và tiết kiệm thêm thời gian khi tận dụng được các khoảng thời gian ngắn trong ngày.
Phương pháp luyện nghe nói
Thực tế, với 3 phương pháp trên khả năng nghe nói của bạn cũng đã có nền tảng để phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn không ngừng nâng cao kỹ năng nghe nói của mình thì hãy đến những phương pháp dưới đây.
Phương pháp Shadowing
Đây là phương pháp nói đuổi giúp bạn luyện được khả năng theo kịp được tốc độ nói của người bản xứ. Đồng thời, khi nói đuổi, bạn vừa có thể bắt chước cách phát âm của họ và theo thời gian, bạn sẽ hình thành được thói quen khi giao tiếp.
Nghe và chép chính tả
Nghe chép chính tả là phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe hiểu cực kỳ hiệu quả. Mục đích của nó nhằm kiểu tra vốn từ vựng, ngữ pháp cũng như khả năng nghe chi tiết, phản xạ nghe của bạn. Chỉ cần tờ giấy và một chiếc bút, bạn đã có thể ghi lại những gì mình nghe được. Ban đầu hãy nghe từng câu, từng đoạn ngắn sau đó tăng dần độ khó và cố gắng ghi lại chính xác những gì người nói đề cập đến.
Nghe và nói theo phản xạ
Có bao giờ bạn gặp phải tình huống dù biết, nghe hiểu nhưng vẫn không bật được suy nghĩ trong đầu ra thành câu nói hay không? Nguyên nhân của việc này là do phản xạ của bạn chưa đủ nhanh nhạy khi cần giao tiếp tiếng Anh. Chính vì vậy, ngay trong quá trình học giao tiếp, bạn cần chú ý rèn luyện phản xạ của mình. Bạn có thể tự luyện tập bằng cách nói chuyện trước gương, nhìn bất cứ đồ vật hay sự việc gì và miêu tả lại chúng. Hay nếu có thời gian hãy tìm các nhóm học tiếng Anh, những người bạn để cùng trao đổi và rèn luyện phản xạ nói.
2. Mẹo học tiếng anh giao tiếp cho người mới bắt đầu thành thạo chỉ trong 3 tháng
Học tiếng Anh mỗi ngày
Học tiếng Anh rất dễ gây nhàm chán nhất là khi bạn mới bắt đầu. Vì vậy, bạn không cần cố gắng cưỡng ép bản thân học quá nhiều. Thay vào đó hãy thoải mái nhất có thể, coi đâu như một cuộc dạo chơi đưa bạn đến với thế giới ngôn ngữ mới.
bên cạnh đó, nếu bạn không muốn rơi vào tình trạng học rất nhiều nhưng hiểu không được bao nhiêu hãy lựa chọn các nội dung có độ khó trung bình, phù hợp với trình độ của mình. Từ đó, bạn có thể nâng mức trình độ dần dần lên để nâng cao khả năng nghe khi học tiếng Anh giao tiếp.
Bạn hãy biến việc học tiếng Anh trở thành một thói quen hàng ngày. Thời gian học có thể phụ thuộc vào thời gian biểu của bạn. Bạn không cần dành mỗi ngày 1-2 tiếng nếu như quá bận rộn mà chỉ cần dùng 30 phút mỗi ngày và tận dụng các khoảng thời gian rảnh như trên xe bus, khi làm việc nhà… Chắc chắn công sức, thời gian bạn bỏ ra sẽ thu về kết quả ngoài mong đợi.
Học từ vựng theo ngữ cảnh
Theo Christian Lexcellent (2018), trí nhớ hoạt động theo 03 quá trình: giải mã, lưu trữ/ củng cố, và khôi phục. Việc học và ghi nhớ từ mới cũng cần trải qua quá trình này. Nếu chỉ nhìn và lặp lại từ đó 1-2 lần, chắc chắc, bộ não của bạn sẽ không có đủ thời gian để kịp hiểu và luwua trữ từ mới đó. Bạn cần cho bộ não có thời gian để ghi nhớ đồng thời hoạt động lặp lại nhiều lần giúp não củng cố thêm thông tin. Tuy nhiên, muốn sử dụng từ mới linh hoạt thì bạn phải hiểu được ngữ cảnh từ đó xuất hiện và tái hiện ngữ cảnh đó trong não bộ. Nói cách khác, bạn cần đặt câu theo ngữ cảnh của từ để khi cần dùng từ đó, não bộ sẽ lập tức khôi phục lại tình huống từ xuất hiện.
Cách này chắc chắn sẽ giúp bạn vừa có thể nhớ lâu từ vựng, đồng thời hiểu được hoàn cảnh xuất hiện của từ. Qua đó, bạn sẽ sử dụng từ ngữ chính xác hơn.
Bạn có thể học từ vựng qua ngữ cảnh bằng cách học từ vựng và đặt câu ngay bằng từ đó. Ngoài ra, hiện nay có nhiều app học từ vựng theo ngữ cảnh, bạn có thể tìm kiếm và tải về trên Appstore hoặc CH play để tiện cho quá trình học tập.
Tìm bạn cùng luyện tiếng Anh
Người xưa đã có câu “học thầy không tày học bạn”. Nếu học một mình khiến bạn khó lòng kiên trì khi học tiếng Anh giao tiếp thì việc tìm kiếm bạn học cùng sẽ giúp bạn có thêm động lực học tập hơn. Ngoài ra, khi có người đồng hành cùng, bạn sẽ có trách nhiệm với việc học của mình hơn. Vì việc học của bạn sẽ không còn chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn mà còn ảnh hưởng đến của người khác. Người bạn đó cũng giống như một người giám sát và đốc thúc bạn chủ động học hơn.
Bên cạnh đó, có một số hoạt động cần có bạn luyện tập cùng chẳng hạn như khi học tiếng Anh giao tiếp, bạn sẽ có người cùng luyện nói hội thoại cùng nhau. Chắc chắn việc có thêm người tham gia sẽ giúp bạn có hứng thú hơn trong quá trình học tập đấy.
Trên đây là một số phương pháp và mẹo học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả phù hợp với những người mới bắt đấu. Hy vọng với bài viết dưới đây, bạn đã bỏ túi thêm được những kiến thức hữu ích. Đừng quên theo tìm hiểu phương pháp hàng đầu của TOPICA Native về tiếng Anh giao tiếp tại đây nhé!
[sg_popup id=”1695″ event=”click”] Tìm hiểu công thức làm chủ Tiếng Anh chỉ với 30 phút mỗi ngày cùng giảng viên 100% Âu – Úc – Mỹ [/sg_popup]